Thẩm mỹ cằm: tiêm filler hay phẫu thuật độn cằm?

THẨM MỸ CẰM: TIÊM FILLER HAY PHẪU THUẬT ĐỘN CẰM

Về thẩm mỹ cằm, là dịch vụ mà bác sĩ Tuynh ghi nhận được nhiều sự cải thiện thẩm mỹ ngoạn mục; về các hình thái lâm sàng và kỹ thuật thì khá đa dạng; hay gặp nhất vẫn là phẫu thuật độn cằm và tiêm filler cằm.

Người ta cứ hỏi rằng, tiêm filler cằm và phẫu thuật độn cằm thì giống nhau và khác nhau gì, phương pháp nào tốt hơn?

Thật khó trả lời, bởi vì chúng ta không thể so sánh hai phương pháp không tương đồng về nhiều khía cạnh; về nguyên tắc thì chúng ta không nên so sánh. Nhưng thực tế, ở phía khách hàng thì sẽ có lựa chọn “một là… hai là…”

Mời các bạn tham khảo bài viết chia sẻ theo quan điểm riêng của Bác sĩ Phan Tuynh nhé!

 

1. Nhu cầu độn cằm là xác đáng hay không?

Trước khi các bạn nghĩ về chọn phương pháp độn cằm nào, thì hãy phải bắt đầu từ việc xác định xem mình có thực sự cần thiết cải thiện độ cao và độ dài của cằm không?

Nhiều khi, cằm ta đủ rồi, hoặc cằm hơi vượt chỉ số rồi, mà chúng ta lại thêm vào, thì đó là ta đã làm cho hình ảnh của mình giảm đi về hình tướng; đó là dại!

Các bạn có thể tìm hiểu tràn ngập thông tin về chỉ số nhân trắc cằm tiêu chuẩn trên mạng, các bạn có thể chụp hình ảnh mặt mình thẳng hay nghiêng hay ngửa để tự so sánh và đối chiếu; sau đó các bạn tham khảo thêm nhiều phía … rồi hãy quyết định xem có cần thẩm mỹ cằm không nhé!

Bạn cần xác định rõ khái niệm cằm thiếu; theo Bác sĩ Tuynh, những người thiếu cằm, tức là cằm thiếu độ nhô  ra trước, cằm thiếu độ dài xuống dưới, cằm thiếu độ bè sang ngang … vậy gọi là cằm thiếu.

Khi đã xác định là thiếu rồi thì ta thêm; thiếu đâu thì ta thêm đấy, vậy ta gọi là tạo hình độn thêm cằm. Bác sĩ độn cằm thẩm mỹ, người ta sẽ thấy những vấn đề đó và người ta sẽ tính toán, thiết kế cách để cải thiện những phần thiếu đó nhằm tiệm cận tiêu chuẩn thẩm mỹ.

Vậy là chúng ta sẽ nói chuyện tiếp sang phần chọn phương pháp nhé! Bài này chúng tôi xin giới thiệu 2 phương pháp thẩm mỹ cằm: Tiêm Filler thẩm mỹ cằm và phương pháp độn cằm, mỗi một phương pháp đều có những nét riêng, bạn đọc cùng tìm hiểu dưới đây:

2. . Tiêm filler cằm

2.1. Tiêm fillers cằm mất bao lâu thời gian?

Chỉ có thể là tiêm filler cằm thì mới nói chuyện thẩm mỹ tạo hình cằm 5 – 10 phút được; bởi vì filler đã có sẵn, vùng cằm đã chuẩn bị sẵn, ý tưởng thẩm mỹ đã có sẵn, kế hoạch tiêm đã sẵn sàng… 5-10 phút là đủ để có một cằm mới dài hơn, nhô hơn và tất nhiên là bạn cần được chuẩn bị và thường thòi gian chuẩn bị sẽ lâu hơn như vậy, và kết quả dáng cằm ổn định hoàn toàn sau 1-2 tuần.

2.2. Chọn sản phẩm fillers để tiêm cằm

Chất lượng Fillers đạt chuẩn, là những dòng filler đang được dùng phổ biến ở những nước Âu Mỹ hiện nay với những chứng nhận tiêu chuẩn FDA hay tương tự vậy.

Loại fillers để tiêm tăng thể tích dưới da chống nhăn và fillers để tăng độ nhô và tăng khả năng tạo dáng cằm có tính chất khác nhau, người ta chọn loại filler có nhiều liên kết chéo để làm tăng thể tích và hiệu quả thẩm mỹ cũng được lâu hơn.

2.3. Tiêm fillers cằm duy trì kết quả được bao lâu?

Theo lý thuyết mà nói thì fillers sẽ tiêu dần sau 12-18 tháng, do vậy chúng ta cần tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì thẩm mỹ cho cằm. Cũng cần chú ý rằng những fillers mà nhiều năm không tiêu hết thì là filler có nhiều tá dược khó tiêu, thường để lại những hậu quả sạn da, đỏ da, đặc biệt là sau nhiều năm; rất khó để xử lý hết sạch đi được. (Fillers không tiêu lại là lo ngại)

2.4. Kỹ thuật tiêm fillers

Tiêm filler cũng đòi hỏi những yếu tố kỹ thuật chuyên khoa nhất định, để đảm bảo quy trình tiêm an toàn, đảm bảo vô trùng tiêm fillers, để đảm bảo không bơm vào mạch máu và không gây hoại tử da…

2.5. Ưu điểm và nhược điểm của tiêm fillers cằm

Như vậy, tiêm filler cằm là phương pháp tiện sử dụng nhất, nhanh gọn nhất, được ứng dụng nhiều hơn hẳn so với phương pháp độn cằm khác.

Nhược điểm là tăng độ nhô cằm ở mức khiêm tốn, fillers đọng dần xuống điểm thấp nhất của cằm gây mất dáng cằm so với lức mới tiêm, phải tiêm nhắc lại hàng nằm, có thể gặp những trường hợp fillers khó tiêu – gây đỏ da cằm, sạn da cằm.

3. Phương pháp độn cằm bằng chất liệu độn thể rắn

3.1. Nguyên Lý cơ bản cảu phẫu thuật độn cằm

Căn bản và cốt lõi của phương pháp này là những chất liệu dạng rắn (các chế phẩm của silicone rắn, các chế phẩm của ePTFE…), được điêu khắc sao cho phù hợp để tạo dáng cho cằm, cải thiện cằm theo đúng mong muốn: tăng độ dài cằm, tăng độ nhô cằm, tăng độ tạo dáng cằm sang hai bên; sau đó chất liệu rắn được đặt dưới mô mềm vùng cằm để góp phần tạo nên một cằm mới, dáng mới với tính chất bền vững lâu dài.

3.2. Độn cằm bằng chất liệu gì?

Chất liệu độn ở đây, giống như nâng mũi, người ta thường dùng chất liệu silicone để tiết kiệm kinh tế, người ta có thể dùng ePTFE để tận dụng đặc tính bán sinh học của nó… cơ bản thì đều tốt, và có độ tin cậy cao, bởi đã qua nhiều năm ứng dụng trên lâm sàng ở phạm vi toàn cầu. Tất nhiên mỗi loại chất liệu sẽ có những ưu điểm vượt trội mà bác sĩ sẽ cùng khách hàng thảo luận, để chọn được loại chất liệu phù hợp nhất. Tùy điều kiện mỗi người, tùy thực trạng cằm và mong muốn cải thiện thì sẽ có những lựa chọn phù hợp.

3.3. Điêu khắc chất liệu để tạo dáng cằm mới

Khả năng điêu khắc chất liệu phù hợp với mong muốn khách hàng và phù hợp với sự bù lấp sự khuyết thiếu của cằm; đây là một trong những vấn đề quan trọng cốt lõi của phương pháp này, điêu khắc tốt thì ra cằm tốt, điêu khắc tệ thì tạo nên kết quả không như ý… vậy nên bác sĩ thường phải dành nhiều tâm huyết và công phu cho chuyện khắc gọt chất liệu. Những chất liệu có độ xốp và mềm dẻo cao thì khả năng thích ứng tốt hơn so với những chất liệu đó độ cứng lớn.

3.4. Phẫu thuật tạo khoang để đặt chất liệu

Khâu này là điều kiện đủ để giúp tạo hình cằm đúng kế hoạch; điêu khắc chất liệu tốt rồi mà không đặt vào đúng chỗ thì khác gì thiết bị tốt mà không biết nắp ráp. Nó đòi hỏi kỹ năng phẫu thuật và kinh nghiệm của bác sĩ. Một trong những nguyên lý khác cơ bản của phẫu thuật độn cằm so với tiêm fillers đó là fillers nằm lẫn trong mô mềm, còn chất liệu độn cằm nằm sát xương và lấy việc tăng hình thể xương cằm làm nền tảng cho tạo hình cằm bên ngoài. Vùng cằm có xương cằm, cơ cằm, dây thần kinh V3, mạch máu… cho nên bác sĩ trước khi phẫu cần được đào tạo bài bản để thực hiện thẩm mỹ mà không đụng những cơ quan quan trọng của cơ thể.

3.5. Phẫu thuật độn cằm thì có sợ sẹo không?

Đường phẫu thuật dưới cằm hay đường phẫu thuật trong khoang miệng thường không phải vấn đề lớn mà mọi người quan tâm, bởi vì sự khác biệt về sẹo là không quá lớn. Tất nhiên, đa số khách hàng đều muốn được dấu sẹo trong miệng, mặc dù có phiền phức chuyện sinh hoạt ăn uống trong một số ngày sau phẫu.

3.6. Ưu nhược điểm của phương pháp độn cằm bằng phẫu thuật

Nhược điểm nổi trội của phẫu thuật độn cằm chính là chuyện phẫu thuật, cho dù là tiểu phẫu thì cũng là can thiệp, cho nên tâm lý khách hàng e ngại.

Ưu điểm lớn nhất của độn cằm là tính tạo hình tốt, giá trị lâu dài cao, làm một lần là được lâu dài và cũng không quá tốn kém chi phí…

4. Lời kết

Vậy, để đáp ứng câu hỏi của quý bạn về độn cằm phương pháp filler hay phẫu thuật, Bác sĩ Tuynh xin trình bày cơ bản vậy; chi tiết hơn nữa, thì bạn có thể tìm đọc thêm trên trang web của bác sĩ Tuynh hoặc đặt lịch tư vấn thêm. BẠN CÓ THỂ TỰ QUYẾT ĐỊNH CHO MÌNH ĐƯỢC ĐẤY, MIỄN LÀ TỰ TÌM HIỂU KỸ THÔNG TIN.

5. Liên hệ tư vấn

Thẩm Mỹ Viện Thái An, số 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Hotline: 0911-250-055 hoặc 0966-155-159

Những tin mới hơn

Giảm đau trong phẫu thuật nâng mũi

Đã phẫu thuật thì chắc chắn chúng ta phải quan tâm tới vấn đề chống

Phẫu thuật nâng cung mày tại Thái An

Bài viết của Dr Phan Tuynh 1. Nâng cung mày tác dụng thẩm mỹ như

Những tin cũ hơn

Tiêm filler cằm tại tmv Thái An

Tại sao bạn cần tiêm fillers cằm? Nhiều người Việt ta có dáng cằm ngắn

Top 3 mẹo chăm sóc tại nhà sau tiêm mỡ tự thân

Sau khi tiêm mỡ mặt thì việc chăm sóc tại nhà là một yếu tố

Hướng dẫn chọn cách căng da chùng vùng mí mắt

Căng da là một trong những phương pháp làm đẹp phổ biến hiện tại, giúp

Để lại một bình luận

0911250055Chat ZaloBản đồ đường điĐặt lịch hẹn